Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

cho xin một vé đi tuổi thơ *

Gặp những ngày trời đất xuống màu như thế, người khách xa nhà cả trăm người như một, đều cảm thấy buồn tê tê trong lòng mà tự nhủ: “ờ, đúng là mùa thu ở Bắc… Trời này có rượu ngon đem uống thì nhất trần đời!”.

Ngày trời đất xuống màu ấy ra sao mà người ta lại rầu rầu trong dạ, sầu sầu muốn uống một cái gì? Thôi, ai lại còn lạ cái thời tiết ở miền Nam, của SaiGon nó nhõng nhẽo đến chừng nào: buổi tối nóng như điên, nửa đêm xoay ra lạnh lúc nào không biết; chiều sấm chớp ầm ầm, yên trí có mưa thì một lát sau trăng lại sáng trưng, ấy thế mà chính lúc người ta đang yên chí là nóng còn lâu thì mưa trút xuống rào rào làm cho ai cũng ngạc nhiên tự hỏi: “Quái, sao năm nay mưa sớm thế?"
trời đã sáng thu ở Hà Nội những ngày cuối tháng 8. Lá cây xà cừ ở hai bên đướng đi ra trường học vươn những cái thân gầy lên trên trời và mỗi khi có gió thổi thì từng chiếc lá vàng lại rụng xuống, xoay nhiều vòng, rồi đậu ở trên những chuồng chim bồ câu nhà ông Lạc bán kem.
 Cái mà bây giờ tôi còn trông thấy rõ từng ly từng tí là một cậu bé xách cái cặp da nặng trĩu đi học một mình, vừa đi vừa nghển cổ lên hàng cây. anh học trò bé nhỏ ấy nhìn lên bầu trời và nhảy nhót như một con chim sẻ. Là vì hắn biết mùa thu đã bắt đàu, các cây nhội chi chít quả, chim hót về nhiều, chắc chắn hắn có nhiều hy vọng bắn được nhiều để về nuôi, nếu còn sống hay nướng lên ăn, nếu chẳng may chim bị trọng thương mà chết.

Tuy nhiên, chỉ có ý tưởng của tôi theo chân được cậu bé ấy mà thôi, vì cậu bé ấy chỉ là cái bóng, mà là cái hình bóng của chính tôi mười mấy năm về trước. Thương, thương cậu bé vô tội ấy biết chừng nào! Tôi chú ý tới cậu ta, nhưng lúc chính tôi là cậu bé ấy thì tôi lại không chú ý tới.Đến bây giờ tôi không còn là cậu bé ấy nữa thì tôi lại thương, thương vô cùng, nhưng thương, thương đến mấy cũng là vô ích vì cậu bé ấy đâu còn nữa. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm thôi. Ôi! Tuổi thơ.

* Cho xin một vé đi tuổi thơ: tên một tập sách xủa nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã được dịch ra tiếng Anh năm 2014. Nguyễn Nhật Ánh được nhiều người biết qua truyện "Kính Vạn Hoa".

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Cắt tóc (cúp tóc).

Những người bạn cùng tuổi như tôi. Giờ ở quê cũng thành các ông bố hết rồi. Có 1 ông bạn quen khi hpjc cấp 3 mới mở một hiệu cắt tóc. Nghĩ về mấy vụ cúp tóc ngày bé tin hin cũng lắm cái vui.
Tôi nhớ ngày nhỏ có ông Thuật hàng xóm, mấy ông ở xóm trên thì tôi ko biết tên còn nuôi
1 búi tóc, gọi là búi củ hành. Chắc sau này thấy ko hợp thời nên các ong cũng húi cua luôn. Tôi gặp nhiều cụ cao niên trong làng còn làm trọc luôn. Cảm tưởng như soi gương được, bóng loáng.
Hồi nhỏ, khi đó ở khu tôi ở còn ít thợ cắt tóc, hay gọi là bác thợ cạo, phó cạo. Ở xóm tôi là xóm Nhà Thờ, có ông giáo Mỹ, vốn là một người đi tu sau xuất tu. Vừa làm nghề bốc thuốc tây, vừa cắt tóc, ngay cổng nhà thờ có ông Sùng. Dưới xóm cái cả là ông Tắc, bố thằng Định- một người bạn quá cố của tôi. Xa nữa có xóm Đồng Nội- chả biết nó đã thuộc xóm Đồng Nội chưa nhưng bọn trẻ con chúng tôi gọi là Đồng Nội rồi, có ông Đào, gọi là Đào Mốc. Hàng xóm sát nhà tôi có Long, nghe nói cũng biết cắt tóc, có mở hoiệu hẳn hoi, nhưng khi tôi chơi với anh Luân- con bác , có hay lui tới chơi nhưng khi đó bác chỉ còn bốc thuốc Nam,nghề gia truyền nhà bác.
                                              Ảnh: Internet
Nhỏ xíu, mỗi lần thứ 7, buổi chiều được nghỉ học, bố hay bà cho tiền lên ông giáo Mỹ cúp tóc, lên đó cái ghế băng đã chật kín "thượng đế nhí", những thằng Nhèm, anh em thằnh Cóc, anh em thằng Quyền, thằng Thiện...nhiều quá kể không hết. lên nhà ông Mỹ có chim, có bể cá. Nhất là cây táo, tới mùa ra qủ thì ko thằng nào kìm lòng được. Tôi thì hết ngắm cá chim rồi lại ra đập ruồi trên lưng bò cho con cò trắng ăn. Cái bàn ông Mỹ có cái kéo, cái tông đơ, con dao cạo, hòn đá mài, cái xoe tai, bánh xà phòng để cạo. Ông Mỹ đứng hý hoáy cạo đầu, thấy mấy thằng chờ tới lượt ngồi cãi nhau, anh cu đang ngồi trên muốn góp ý, cọ quậy đầu, liền bị ông Mỹ gắt ngay:u

- cứ cọ quậy thì dao làm chảy máu đầu giờ.


Đầu tôi húi trọc, húi cua, để dài, cắt "mái bằng". Húi trọc, trọc lông lốc. Húi cua, tóc lún phún, lởm chởm. Húi mái bằng, trên đỉnh còn miếng tóc vuông vắn. Cả 3 kiểu ấy đều gần như đầu trọc. Để kiểu nào thì để, chung quy tóc vẫn ngắn ngủn, lâu lâu phai cạo. Bà tôi chỉ muốn tôi để trọc, bà bảo
- cho nó mát cháu ạ.
Chỉ có độ tôi húi mái bằng, bà tôi mới ví von mắng đùa:

- Nhìn chả khác nào thằng lính chào mào, đằng trước văn minh, đằng sau ông cụ.
Sau này, khi là sinh viên. Tôi hay đi từ Sơn Tây xúppng Hà Nội chơi với bạn. Tôi biết tới phố cắt tóc dạo Thái Thịnh tóc dạo nhưng cũng 40, 50 nghìn một lần. Tôi quen và là khách ruột của chú Sồi- một ngươfi gốc Tàu, chú nói là đời ông nội đi phu cho quân Cờ Đen sau đó định cư ở làng Bưởi. Chú Sồi nói chuyện vui tính, hiểu biết. Hiệu của chú- nói hiệu cho oai thôi, Cả một vỉa hè đường Thái Thịnh có mấy chục
ông thợ cạo căng bạt, có treo mảnh gỗ viết hai chứ "Cắt tóc" nhưng chỉ có một chữ T liền nhau. Làm tôi nhớ ngay ông Phương Bản ở đầu làng tôi cũng làm biển hoệu y chang thế. Mỗi lần chúng tôiđi học về qua vẫn nghển cổ lên đọc to "cắt óc".
Khi lớn lên tôi cũng biết làm đỏm để tóc có điệu. Khi thì tóc chẻ ngôi giữa- bọn trẻ chúng tôi gọi là bổ luống, quyển vở, giống ca sỹ Đan Trường. Khi nuôi dài rồi buộc túm, trông ngứa mắt lắm :-). Khi thì cắt mào gà, để móng lừa như Ronaldo ở WorldCup 2002. Kiểu "phi lu đốp"- tóc sau gáy gồ lên như vừa đi ngoài gió về. Nào mai đậm, mai nhạt, vành cao, vành thấp. Mỗo lối lại kén một cách, làm như đi đường, ai cũng phải liếc vào cái đầu của mình một cái. Chú Sồi cắt kiểu tóc của con traibây giờ, k ngắn quá mà cũng không dài quá. Vừa hợp cho đi làm cũng như  đi học, đi chơi. Đi chơivuốt chút gel cũng vẫn còn đẹp lắm. Hì hì. Tóc ngắn vừa phải, mai ko đậm, không mờ. Thoạt đầu còn để nguyên, sau thì cũng mua Gel, mà ngày trước chúng tôi gọi là mỡ thơm Bi-ăng-tin, bôi ra tay, xoa thật lực rồi vuốt lên tóc, dùng tay vuốt, tỉa thành từng lọn như nhổ mạ đi cấy vậy. Nghiêng bàn tay ấn trên đỉnh đầu cho phẳng, làm tóc trên trán vồng lên, chân tóc càng lượn càng đẹp. Ngày ngày vuốt thế, ấn thế, lâu dần, tóc thành nếp tự nhiên, trông như cái mào cà cứ dụng đứng lên.
Giờ đây, người ta để đầu theo nhiều model quá. Người cắt lệch bên, nhuộm vàng, nhuộm đỏ, highlight...,đủ thứ trò cả. nhưng vẫn có nhiều bạn vẫn để tóc giống như tôi, cũng ấn, cuzng miết, lấy ngón tay là lược vuốt thành hìng lượn sóng, hình "mào gà". Với tôi thì ấy là một thời đã xa.
Thay đổi thật rồi. Cũng như khẩu hiệu đội bónh Monaco bên Pháp ngườo ta đặt: Les lavie est te- cuộc sống là như vậy.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Xưng hô

Hôm nay, ngồi nói chuyện với mấy ông người Bắc. Vì là cuộc nói chuyện giữa SaiGon nên phải gọi là người Bắc, vì giặt người Bắc đi làm kinh tế ở miền Nam cả. Đang "trà dư tửu hậu" thì có một ông có con gái tới tìm. "Ba ơi! Ba về lấy đồ cho má con để má đi công chuyện". Vậy mà tự nhiên có một ông lên tiếng.
- Ông là người Bắc mà sao lại dạy con nói ba má chứ không phải là bố mẹ.
Chỉ có vậy thôi mà một cuộc tranh luận gần 1 tiếng đồng hồ mới dứt, Ông nào cũng có lý riêng cả. Nhân nói chuyện xưng hô đó thì mình lại muốn nói chút "chuyện cũ".
 Ảnh Internet
Chẳng là quê tôi, một vùng thuộc Hà Tây cũ, xã Dị Nậu, tên dân gian là Kẻ Núc, sau ngày 1.8.2008 thì là ngoại thành Hà Nội. Quê tôi thì xưng hô bố mẹ. Nhưng để gọi là bố mẹ như bây giờ cũng qua nhiều năm mới thay đổi như vậy.
Ngày trước, có lần tôi được nghe bố và mấy ông bạn già của bố ngồi kể "sách xưa, truyện cũ". Ngày trước con nói với bố mẹ là Thầy, U, Cậu, Mợ. Vợ chồng nói với nhau thì xưng Thầy em, Bu nó. Con trai sau khi lập gia đình thì thường gọi bố mẹ là ông, bà xừn con và được bố mẹ gọi là Thầy thằng Mít, Bu thằng Quýt. Còn con gái sau khi lấy chồng thì về nhà bố mẹ đẻ gọi là Cậu, Mợ xưng em. Bây giờ thì vẫn còn cái lối xưng hô đó của những người đã ở tuổi ngoài 40.
Nói ra như vạy cũng để thấy cái rối rắm. Trong những năm chiến tranh, người Hà Nội tản cư về nhiều. Chắc là để "chiều" khách và cũng thuận xưng hô thì dần dần gọi là bố mẹ cho nó thành phố, nó phổ thông. Nhưng cũng sinh ra nhiều cái tréo ngoe. Có những nhà thì "ối giời, cái bọn giẫm phải cứt Tây"-nguyên văn lời bà nội tôi nói thì sinh ra mấy cái tên như Papa, măm ma "nghe mà rác hết cả lỗ tai". 
Sau này mở cửa, người ta đã hiện đại hơn thì lối xưng hô đã là bố mẹ như ngày nay thì mọi thứ nó cũng mở hơn. Các nhà sinh con ra vẫn đặt "tên tục" cho các con để "tránh bị ma bắt" thì cũng Tây hóa theo, những cái tên Sushi, Tony, Tom, Bin....dần dần ra đời.
Những cái tên Tây này lại làm tôi nhớ tới một câu chuyện xảy ra trong một gia đình ở Ba Vì mà tôi gặp trong thời gian còn làm việc ở SƠn Tây. Chẳng là có lần đi công việc, trên dường đi, gặp quán nước ven đường thì tạt vào uống nước nghỉ ngơi. cả nhà đang ăn cơm, ông bố muốn lấy thêm rượu sai thằng con: "Sumo, lấy cho bố chai rượu". Có một ông đang ngồi cùng ăn cơm liền "đốp" lại ngay. "Mai chú đổi cái tên thằng bé lại ngay cho anh, tên gì đọc méo hết cả mồm, Tây với Tàu làm gì cho mệt". Chỉ có vậy thôi mà cũng có khối chuyện để nói. Thật là, cứ chuyện cũ là tôi lại lan man vậy đó. Nhạt nhưng vẫn có chút liên quan.