Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Suy ngẫm đầu năm

Cây Windswept ở New Zealand
 Ảnh Internet
Ngồi lắng nghe một vài tâm sự ngày đầu năm và xem trên kênh Discovery, phóng sự nói về ở vùng cực nam của New Zealand có một loại cây được gọi là Windswept trees. Do dốt nát và vốn ngoại ngữ còn hạn chế, nghe câu đực câu cái, kẻ này chỉ biết dịch nôm na là những cây bị gió thổi. Loại cây này vì lớn lên trong môi trường rất khắc nghiệt với gió cực nam thật dữ tợn làm cho thân cây biến dạng và không còn thẳng đứng như cây bình thường nữa mà lại nằm nghiêng qua một bên theo hướng gió.
Con người cũng thế, nếu sống trong môi trường khắc nghiệt sẽ tạo nên những con người cay cú, nhìn đời bằng ánh mắt cực đoan, ác cảm với mọi thứ - trừ bản thân mình. Nhưng, tôi lại tin mỗi con người đều muốn hướng đến những thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Phải chăng có lẽ phải đối đầu với quá nhiều khắc khổ nên họ dần mất đi bản chất “lương thiện” vốn có? Vì thế, trong đời sống hàng ngày, tôi luôn chọn cái nhìn về con người bằng cái nhìn tích cực nhất… có lẽ vì tôi biết nếu tôi không được may mắn sống trong một gia đình tương đối bình yên mà phải trưởng thành trong những lần chứng kiến người lớn cãi vã, những lần đánh đập VÔ CỚ của người lớn khi người lớn xung đột với nhau, giận quá mất khôn mà trút giận lên con trẻ, có phạm sai lầm thì vẫn được ôm ấp, được vỗ về thay vì trừng phạt sai lầm thì tôi có thể “hiền” được không?
Thay vì giận cá chém thớt, vơ đũa cả nắm thì tôi lại chọn cách "sâu đâu chặt đấy". Cái j xấu của người ta thì loại bỏ, nhìn vào cái đẹp mà chơi, mà quan hệ mà ứng xử với nhau. Chứ lôi cái xấu của nhau ra mà miệt thị nhau thì còn gì là ứng xử giữa người với người. NHÂN VĂN và BA PHẢI nó KHÁC nhau xa lắm, xin đừng hiểu lầm.
Ngoài những nhu cầu cơ bản nhất, con người còn có những nhu cầu cao hơn nữa đó là được yêu thương, được quan tâm lo lắng, chăm sóc cho ai đó, biết cảm giác, biết được giá trị của sự sinh tồn và hiểu được chính mình. Nhưng nếu cái ăn không đủ, cái mặc không ấm thì làm sao có thể tìm những mục tiêu lớn hơn?
Tôi đã đi đến thật nhiều nơi, đã gặp gỡ nhiều người nên tôi rất tin vào con mắt nhìn người của mình… Có những người không được thiện ý với tôi cho lắm, thấy tôi cười vui vì hoà khí, vì sự thân thiện vốn có thì lại nghĩ tôi là ếch, là không biết gì nhưng thật sự tôi “hiểu” người đó nhưng tôi muốn tìm cái thiện, cái tốt trong đối phương nên tôi chẳng thể hiện điều j.. Tôi tin rằng sau những vỏ bọc nhìn thấy được bên ngoài ấy thì họ cũng giống như tôi.. cũng là con người, cũng có hỉ - nộ - ái - ố và cũng có những nhu cầu tương đương. Chỉ có cái là họ không may phải lớn lên trong môi trường quá khắc nghiệt nên như thế.
Dù bề ngoài hoàn toàn khác… nhưng những cây windswept hoàn toàn giống như những cây khác. Như bản chất con người “nhân chi sơ tính bản thiện”… Lần sau khi mình có cảm giác khó chịu với ai đó… hãy cho họ một cơ hội.. và cái nhìn nhân tính, có nhân bản hơn thì thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều, hoà bình, tình yêu thương, bác ái, công bình sẽ hiện hữu khắp nơi. Một tấm vải trắng tinh, không may chỉ dính một vết nhơ rất nhỏ ở góc, người ta sẽ chỉ chú ý đến vết nhơ và luôn quan niệm đó là tấm vải bẩn, vô dụng, họ đâu nhận thấy rằng nếu bỏ qua vết nhơ đó, biết chấp nhận vết nhơ nhỏ xíu thì nó vẫn là một tấm vải sạch, đẹp, hữu dụng, có ích với tất cả, vẫn may được những cái áo đẹp cho đời… Tôi cũng cần những cơ hội và bạn cũng thế.
Sài Gòn, 1.1.2015

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Hội làng

Mấy ngày nay, tôi lên mạng xã hội. Vào trang riêng của xã nhà tôi, xã Dị Nậu, Thạch Thất, Hà Tây (cũ), hay còn gọi là làng Dị, làng Kẻ Núc, thấy các bạn ở quê chụp những tấm hình về công đoạn chuẩn bị làm đuốc, dựng đuốc. Đuốc ở đây là cây đuốc để đốt. Được bó bằng những cành rong, cành cấy. Kích thước khoảng chừng 2 người ôm. Bên ngoài thì buộc bằng phên nứa, lọai người ta vẫn dùng làm liếp che nhà xưởng. Vì bây giờ là tháng 5, bên đạo Thiên Chúa tổ chức lễ "tháng Đức Mẹ, tháng hoa Đức Mẹ", hay nói gọn là rước hoa. Trước tôi cũng nghe bà và các bà hàng xóm nói thêm là "rước Xăng Ti", thực sự khi đó tôi không hiểu nghĩa của từ này. Trong lần vô tình đọc một cuốn sách thì mới vỡ ra rước Xăng - Ti là một từ phiên âm theo tiếng Latin: Santissimo Corpus Domini. Ngầm hiểu là rước Đức Mẹ vào tháng 5 hàng năm. Và tháng 5 cũng là tháng mà hoa loa kèn nở rộ. Người ta hay trưng lên bàn thờ loài hoa này và hoa huệ trắng. Chắc có lẽ trong một bức tranh có hình ảnh bà Maria tay cầm nhành hoa huệ.
Ngày rước thì chuẩn bị các kiệu: kiệu hoa do các bà, các chị mặc áo dài, thắt đai xanh, đai đỏ bằng lụa khiêng. Kiệu ở trên trang hoàng đẹp đẽ, đèn, hoa rực rỡ, bên trong đặt mộy bức tượng bà Maria. Còn, kiệu gỗ nặng và cồng kềnh hơn, do thanh niên đang ở tuổi "vào làng" khiêng. Tuổi vào làng ở đây tức là đủ 18tuổi, họ giáo bên Dị Nậu hàng naem vào ngày mùng 4 Tết ÂL sẽ lấy danh sách "các anh em vào làng để làm nhiệm vụ". Tôi cũng đã vào làng, lễ mang lên chỉ là mấy lạng chè, vài quả cau để các bác pha nước uống trong lúc "họp họ" bầu ra ông trùm, ông từ, ông quản, các cô bà giáo lý viên. Khi đã vào làng rồi, mỗi đợt rước xách trong nhà thờ, nhà ai có tang ma thì phải chạy lên nhà thờ xem trên bảng thông báo mình có tên trong danh sách đi làm trong đám ma không. Đây chỉ là khiêng hòm đi chôn và trộn vữa trộn hồ cho họ hàng người quá cố xây mộ. Mải mê giải thích về "làng, họ, nghĩa vụ, nghĩa táng" mà suýt quên vấn đề chính, cái tật cố hữu của tôi. Kiệu gỗ do 12 thanh niên to khoẻ khiêng. Trước khi sắp đôi phải so vai với nhau, so vai bằng nhau thì thành một cặp, không bằng vai thì sẽ ko cân và nặng cho ông thấp hơn. Trong quá trình khiêng sẽ thay đổi nhau. Và kiệu gỗ luôn luôn đi ở cuối đoàn rước. Xuất phát sau mà cũng về sau nhất. Kiệu được sơn son thếp vàng rất trang nghiêm, và tôi có đi khiêng kiệu vài lần, nhưng vì quá tôn kính thần linh nên không dám ngó vào để xem bên trong có gì. Khi kiệu đi trong đám rước, thường là đi quanh ao và quanh nhà thờ. Cũng có lúc lễ lớn thì rước quanh làng. Đi dọc theo con đường từ trong nhà thờ theo lối nhà ông Đào đi ra Đồng Nội, men theo bờ lũy cũ, ra Cống Quán ở phía trại chăn nuôi cũ, đi ra chợ Cầu, theo đường lớn về Cái Cả rồi về tới nhà thờ. Vậy là hết một vòng đán rước. Nói thì nhanh nhưng đi đám rước cũng phải 2 tiếng đồng hồ mới xong. Như các cụ nói cũng ko sai "làm cỗ thì lâu, đưa dâu thì chóng". Chuẩn bị cho đám rước thì chuẩn bị trước cả chục ngày. Trước đây, bố tôi cũng từng phục vụ trong ban hành giáo, mặc dù ông không theo đạo nữa nhưng vẫn làm tròn trách nhiệm. Những ngày này tôi vẫn thường đi theo bố tôi lên nhà thờ. Phải treo cờ, treo đèn. Ngày trước, khi đó mỗi khi có rước là lại có một ông trong ban hành giáo đi tới từng nhà dân ở bên cạnh đường để "xin một bóng điện cho họ đi rước và nhờ các cô quét hộ cổng ngõ cho sạch sẽ". Vậy là các nhà cũng treo ra một bóng đèn cho sáng sủa. Trong đám rước thì cũng có một ban các ông xách các đèn Măng - Xông ( Manchon), ngày nay thì đèn sạc cho tiện, đỡ nóng nảy.. Bọn trẻ con chúng tôi, thằng nào hôm đấy tắm ao mà chơi trò ném bùn, nhỡ tay ném lên đường thì chỉ có mà phải đòn nát đít. Chỉ được tắm chứ không được ném bùn. Còn các xóm thi nhau làm cổng chào để nừng lễ. Xóm nào cũng đua nhau làm thật to, thật đẹp. Xóm nhà thờ phía trên làm một cổng ở hông cửa nhà thờ, chỗ nhà thằng Ánh. Đi xuống một đoạn, cổng nhà ông Bản, có một cổng. Xóm tôi thì làm trên nền giếng cũ, ngày nay chỗ đó đã làm một nhà thờ bằng mái tôn khá kiên cố. Ra xóm Đồng Nội, một cổng ở đầu nhà ông Tí Lạc, ra xa nữa, xóm Đồng Nội nhưng phân ra là xóm luỹ, chắc hẳn đây có luỹ tre. Cổng nào cũng to, cũng chăng đèn quả nhót, kết hoa, loa đài bật nhạc ầm ĩ. Đấy là lệ những đám rước hàng năm. Còn năm nào làm to ( 4 hay 5 năm mọt lần), thì sẽ tổ chức rước quanh làng, làm cả thảy 3 cây đuốc để đốt. Trẻ con chúng tôi thấy nói làm đuốc là kéo nhau đi xem đông lắm! Phần vì xem làm đuốc, phần vì đứng canh xem có đoạn tre nào "vừa mắt" là tìm cách lấy trộm về, gác bếp để nghỉ hè mang ra làm diều. Rong tre, nứa, thân cây tre là nguyên liệu chính của cây đuốc, bên ngoài vẽ các hình vằn vện cho huyền bí.Đuốc làm cả thảy 3 cây, một cây dựng ở ao nhà thờ (ao họ), một cây dựng ao chùa, một cây dựng ở ao cống quán phía sau trại chăn nuôi cũ. Nếu bạn nào cùng trang lứa với tôi thì sẽ gọi bằng cái tên "ao đường hầm", vì nơi đây, lớp tuổi chúng tôi đi học về hay đi từ lò gạch, men xuống bờ ruộng để đi về qua con đừơng này, cây cối um tùm, đi dưới tán cây như thể trong hầm nên gọi "đường hầm" là vậy. Nhưng đôi khi cũng bị bọn Bờ Đa chặn đầu đánh, chúng tôi thì không sợ, bị chặn cũng bẻ gậy, nhặt đá, lấy nỏ cao su ra bắn như ở nhà. Thành ra riết rồi không biết sợ là gì nữa. Đuốc này lúc làm xong, dựng lên cũng kỳ công. Trước đó, phải có mấy ông đóng cọc trước để lấy chỗ cố định đặt đuốc. Thường là đóng bằng cây bạch đàn và gia cố xung quanh bằng các gộc tre già. Khi dựng được thì trẻ con xúm đen xúm đỏ để xem, mang trống ra để đánh cổ vũ. Chỉ đánh đc mấy cái đầu, xong thì trẻ con mạnh thằng nào thằng nấy gõ, không ra nhịp ra phách gì cả. Chẳng làm được việc gì đâu nhưng cứ dô ta cho oai, thấy người ta kéo dây cũng bám vào như thể ta đây cũng được việc lắm! Người ta nói "Đông như xem hội" cũng phải. Vì thực ra làng tôi chẳng có hội hè gì cả. Chỉ có 5,7 năm mới lại có "Đám tháng 2" ngoài làng, và "rước hoa" tháng Đức Mẹ trong giáo. Tổ chức rước, làm hội, đâu đâu cũng thấy đập niêu, bắt lợn, ngoài ao cá bác hồ thì "thổi cơm thi + bắt vịt". Thổi cơm thì thì tương đối nhàm. Chỉ có đi thuyền, đốt lửa bằng bã mía, nấu cơm bằng niêu đất. Giải thưởng ngoài mấy chục nghìn thì được khuyến mại thêm "một cặp vé đi nghỉ mát đặc biệt ở Gò Mả Lẻ", nghe thấy đã rụng rời hết chân tay. Bắt vịt là vui hơn cả, trời tháng 3, cái rét nàng Bân lạnh hơn bao giờ hết, vậy mà thanh niên, trai tráng vẫn cứ cởi trần trùng trục, nhảy ùm ùn xuống ao để đuổi bắt 2 con vịt. Phần thưởng cũng chính là những con vịt gầy trơ xương đấy. Vậy mà cũng về nhà thịt, kết hợp với bánh rợm, tì tì các bà gói trước đó và mua bia ăn mừng như trúng xổ số. Miễn sao vui là được, các thứ khác kệ. Có câu "Vui xem hát, nhạt xem bơi" là thế
Lúc đốt đuốc là lúc vui và được chờ đón hơn cả. Đầu ngọn đuốc làm bằng các cành rong nhỏ, ken thêm ít rơm cho dễ bắt lửa. Châm lửa đốt bằng một con rối (dân Kẻ Núc nhà tôi gọi "bố rối"), con rối bện bằng rơm, chân mang giày da, mặc quần áo sơ vin, đội thêm cái mũ le, trông thật "ngầu" làm sao. Cánh tay chĩa lên đuốc thì buộc cái hoả hồng, châm lửa ở cái hoả hồng này rồi kéo lên đốt đuốc. Mặc dù tính toán rất kỹ khoảng cách nhưng cũng có năm phải một ông trèo lên châm lửa vì bố rối không chạm tới. Trong thân cây đuốc cũng bỏ thêm những chai xăng nhỏ cho bùng lửa những khi chai xăng vỡ ra. Ngày trứơc, chưa có cây xăng như bây giờ, mỗi lần có lễ là ông bán xăng dạo trên cái xe Simson đỏ, ông này người ở Phùng, bán được nhiều hàng hơn cả. Nhà thờ mua xăng để bỏ vào đuốc, để châm vào đèn manchon, trẻ con thằng nào đốt hoả hồng thì cũng chạy lên đây xin xăng. Hoả hồng của trẻ con chỉ là cái ống bơ buộc bằng dây thép ở đầu que tre, trong nhét giẻ, tẩm xăng và đốt, đốt cả đêm cũng không tàn hết cái giẻ. Đuốc cháy thì lũ trẻ con chúng tôi vỗ tay, hò hét không ngớt. Rồi cũng chỉ trỏ bình phẩm về cây đuốc như mấy thằng cụ non, đại loại vẫn chỉ có các câu nói:" Đuốc trong mình bó bằng rong nên cháy nỏ, ngoài làng toàn rơm với mùn cưa nên xem chán òm, tí là hết..".
- "Mầy chả nghe nào, ở ngoài ý người ta là đuốc phụ nên bó thế thôi, trong mình là chính thì phải làm kỹ hơn"- một thằng tỏ vẻ, hiểu biết hơn nói.
- "Cái này mà cho nồi cơm hay bỏ khoai lên.nướng phải được mới chục nồi" dần dần câu chuyện bị loãng của những câu nói như thế, mồm nói nhưng mắt vẫn dán lên cây đuốc đang cháy phừng phừng giữa ao.
Chen giữa tiếng la hét thì thỉnh thoảng cũng có tiếng "ồ" lên khi những chai xăng trong đuốc vỡ ra, đuốc cháy mạnh hơn. Rồi không khí buổi lễ cũng loãng dần theo phần đang cháy còn lại của cây đuốc. Thường thì cây đuốc cháy đến tận sáng hôm sau. , đám thanh niên choai choai thì thường ngồi tới sáng để xem đuốc. Thực ra xem thì ít, tập tành hút thuốc lào, uống rượu, bình phẩm chuyện ngoài lề là nhiều.
Quay trở lại đám rước, đám rước đi quanh làng được tổ chức rất quy củ, theo hàng lối chỉnh tề, mọi thứ phải thật đẹp, thật lung linh. Nhưng cách nay mấy năm, khi đó tôi còn ở nhà, cũng có vụ lùm xùm khi trong đám rước bên công giáo có cả kiệu Bác Hồ. Sau này sự thể ra sao thì tôi không rõ nữa. Đám rước vui nhất có lẽ chỉ nhìn vào kiệu gỗ và đám vòng trống. Kiệu gỗ có mấy ông mới lên lão mặc áo dài, đóng khăn gõ đi thong thả xung quanh phường kèn bát âm. Có ông Toàn thổi sáo, ông Thuận thì kéo đàn nhị cò cưa kí cưa, nghe thảm não biết bao. Có thanh niên trong đám khiêng kiệu cầm tán, che lọng cho kiệu. Như nói ở trên, người xem đông hơn cả là xem vòng trống. Lý do vì sao gọi là vòng trống thì tôi chẳng dám giải thích. Thiếu căn cứ nên không dám giải thích láo. Chỉ có thể thấy gần giống với đoàn lân của nguời miền Nam. Khi tôi còn nhỏ, được tham gia vòng trống là cả một sự tự hào của đứa trẻ. Sau khi chọn nhân sự cho đội vòng trống thì bắt đầu tập luyện, tập tại nhà ông Liên dưới Cái Cả. Tối nào cũng tập. Tập các địeu nhảy, cầm cờ, cầm kiếm và cả các nhóm đánh trống. Đi theo đội hình ra làm sao??? Tớii ngày rước, thằng nào cũng đội cái mũ ca nô đỏ, chân được quấn một mảnh xà cạp đỏ nhìn không khác lính khố xanh, khố đỏ ngày xưa. Cứ có hiệu lệnh trống, còi của người thủ hiệu như đã tập là nhảy múa. Ông thủ hiệu mặc bộ đồ khác hẳn trong nhóm. Đội thêm cái nón mê, đeo kính râm, bôi nhọ nồi để ra ria mép kiểu ngạnh trê. Tay cầm dùi trống, trống cái được đặt trên xe đẩy đi. Khi đánh trống cũng phải làm điệu, múa dạo mấy vòng, đổi tay liên tục, uốn éo người, nhô lên nhô xuống, mắt liếc ngang liếc dọc. Tay chống nạnh rồi mới gõ trống. Rồi lại cứ múa và thay đổi như vậy. Tiếng trống tùng...tùng...tùng nổi lên. phía sau, tiếng chiêng đáp lại nhịp nhàng tổng..bu...lu...tổng...bu...lu. đông người xem hơn cả là khi trong đâm vòng trống vừa nhảy vừa có 2 ông múa lửa. Múa lửa ở đây là cây tre dài chừng 3m, 2 đầu buộc 2 nắn giẻ, mỗi lần múa lửa là đổ xăng đốt. Người múa phải khéo và khoẻ tay, múa xoay vòng cây gậy như Tôn Ngộ Không. Trẻ con chạy theo hò hét ầm ĩ, các bà các chị thì vừa xem vừa run vì sợ khua trúng mình. Chú Tất tôi khi trước cũng hay đảm nhận vai trò múa lửa này, nay cho tôi làm chẵ chắn tôi xin chịu.
Bài này tôi đặt tên là "hội làng" cho...oai. chứ thực ra làng tôi chẳng có hội hè gì, cả đời đi xem hội thiên hạ. Bé tí đã sang Canh xem hội vật, lớn tí nữa thì đi bộ đi hội chùa Thầy, chùa Tây Phương. Lớn lên, thấy làng mình mở đám, mở rước. Lúc này lại háo hức kiểu khác, đi đàn đúm cùng bạn bè đi chơi, đi bắn cù, đi ngắm gái, đi đánh nhau. Trong các đám hội, trai làng Dị và trai làng Canh đánh nhau là chuyện thường, đến ngày dưng còn tối nào cũng choảng nhau. Cách nay hơn chục năm, làng Dị và làng Canh đánh nhau liên tục, chẳng tối nào là không nghe thấy tiếng hô hoán, tiếng chạy xe thoát thân, người chạy ầm ầm. Hôm sau nghe tin thằng này đj viện, thằng kia bị chém khâu mấy mũi là chuyện thường. Đi chơi đám hội có cái ác này, nếu mang theo cây gậy để giữ mình, phòng thân thì khác nào bảo chúng mày ra đây mà đánh nhau với ông. Như thế thì chưa ra tới cửa đình đã toác đầu. Thôi thì các cậu lại có trò khác, thủ trong mình vài hòn đá hay con dao bấm. Hoặc để sẵn gậy, gạch lục ở chỗ nào đó gần gần. Nghe ở đâu ồn ào là cả đám xô đến, không bận gì đến mình cũng nhảy vào đánh hoi. Đòn hội chợ, phang tứ tung, chả phải đầu cũng phải tai, thậm chí đem xe máy người ta ra đập tan tành. Có năm nào, trong đám có một tay người Canh Nậu bị thanh niên Dị đánh đứt gân chân, tửơng đâu không sống nổi. Sau đấy còn trả đũa nhau liên tục. Nhưng trai làng này vẫn cứ sang làng kia đi hội, đi chơi, đi tán gái mà chẳng biết hãi. Chẳng biết bây giờ, bây giờ ở đây là năm 2015 này, ra sao nữa, có như chúng tôi khi trước không.?
Khởi viết từ ngày 01.05.2015, tới hôm nay, 20.05.2015 mới lại ngồi vào viết tiếp mấy dòng. Thì đám rước đã xong lâu, từ ngày 09.05 đã xong rồi. Có thể nay hội khác trước, làm đẹp và hoành tráng hơn trước. Tổ chức có quy củ hơn. Âu đó cũng là một cái mừng vì làng nước đổi mới đi lên. Các xóm cũng đua nhau tổ chức liên hoan, ăn uống cho bằng xóm trên xóm dưới. Chuyện tốn kém hay không thì thằng tôi chẳng dám nói, vui thì có vui. Nhưng ngẫm lại, đó có lẽ cũng là một phần ảnh hưởng của "một miếng giữa đàng" chăng? Làng xóm từ xưa nay vẫn vậy, vẫn chất phác, tần tảo. Khi có viêjc trong chòm xóm thì cứ làm thật hách, thật to. Hội phải ra hội, không chịu nửa vời kẻo mất mặt với xóm khác
SaiGon, 20.05.2015

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Làng quê




Chiều hôm nay, có đứa cháu đi học về hỏi: Chú ơi! Mùa Xuân là mùa nào hả chú? Có phải sắp Tết rồi không?”. Sau một hồi giảng giải cho đứa cháu hiểu thì cũng chợt nhận ra con nít thì chẳng bao giờ, mà cũng chẳng biết để ý thế nào là bốn mùa xuân hạ thu đông. Cũng như chính tôi hồi nhỏ cũng vậy.  Có biết mở xem ngày tháng trong lịch bao giờ đâu. Bỗng dưng thấy lá mít trên cây đỏ ối từng chiếc trong chòm lá xanh, thấy quả gấc chin đỏ trên giàn, cũng chẳng biết thế là tháng mấy, mùa nào? Lắm hôm trời trở lạnh, mới chập tối sương đã xuống, gió heo may thổi, vậy mà vẫn áo mũ phong phanh, thậm chí còn cởi trần trùng trục nhảy xuống ao nhà thờ lặn ngụp như trưa nắng mùa hè. Bà, mẹ hò hét mãi mới chịu lên, bắt mặc áo len, áo gió ngay, “chả có thì phải cảm, như mấy cái thằng dở hơi, lại chóng về Thiên đàng nhà mày à?”
Thực ra đến bây giờ tôi mới thấy nhớ ang áng bốn mùa khi đó dựa theo các thứ quanh mình thay đổi. Cứ đi chăn bò ngoài đồng, cánh đồng như cái sân chơi vậy, thảnh thơi, rộng rãi, tha hồ đá bóng, đuổi nhau, vật nhau…lại còn có mùa nào thức nấy. Lúc vụ chiêm làm xong, cỡ chừng tháng 10, gặt hái đoạn là người ta gieo đậu tương, lúc thấy lá úa vàng hết là biết đậu sắp chin. Sắp có đậu tương luộc ăn rồi,. Lúc nhổ đậu về rồi phơi nắng, nhà nào cũng cầm cái đòn gánh đập để tách hạt đậu ra khỏi quả. Đậu tương mà rang lên ăn vừa bùi, vừa béo.
Rồi khi thu hoajch đậu xong, các ruộng này lại lên luống để làm mầu. Ấy là những ruộng khoai lang, ruộng cà bát hay vừng. Thoáng một cái tháng sau đã được rỡ khoai. Thú nhất lúc này của đám trẻ con chăn bò là đi mót những củ khoai còn sót lại, củ dài ngoẵng. Về mà bỏ vào cái túi nilon, buộc chặt lại rồi thả vào nồi cám. Canh làm sao cho đến khi quấy cám rồi bắc nồi ra thì lấy ra. Ăn củ khoai không bị mất nước, cảm giác còn sượng, cắn sựt sựt có khi còn ngon hơn khoai nướng. Lúc này lại tưởng như cái thứ khoai sượng là ngon nhất trong các thứ khoai trên đời. Nhưng chỉ có cái thứ khoai sắp vứt đi người ta bỏ lại trên ruộng mới ngon như thế(Cái này là “kinh nghiệm” của riêng tôi. Ai đồng ý hay phản bác là tuỳ. Tôi không ép.). Khi cánh đồng gặt loắng ngoắng xong thì lại vào vụ lúa mùa. Trên đồng nhấp nhô người nhổ mạ, người cấy, các tay gậu (gầu) dai, gậu song tát nước một mình và tay đôi, gậu đổ nước ỳ oạp đến tối khuya. Lúc đó thì bọn trẻ con chúng tôi đã nhắm mắt từ lâu rồi. Đùa cả ngày, tối ngủ say tít, thỉnh thoảng lại trở mình, nghiến răng, ú ớ nói mê, ban ngày nói gì, chơi gì là “khai” hết ra vào lúc này đây.  Ngày mùa thì ngoài đồng đông vui, lúa mới cấy thì vàng ệch, được vài hôm cứng cây, bám rễ thì lên xanh eo éo. Thú thật là với tôi quang cảnh này chỉ lạ mắt thôi, chứ làm sao mà thích bằng lúc xách túi đi vồ châu chấu, cào cào. ở bờ ruộng mọc đầy cỏ, châu chấu bay loạn xị ngậu. Bắt đc con châu chấu thì ngắt đầu, vặt chân cánh, đem về rang với muối. “Châu chấu rang ngon hơn thịt gà công nghiệp”-bọn trẻ con chúng tôi kháo nhau thế, nào có biết phân biệt gà ta, gà công nghiệp. Khi đó nói đến thịt gà công nghiệp thì thấy oai lắm! Lớn lên rồi thì biết được “cái khổ” của ăn thịt gà công nghiệp.
Sau đó thì lại đến các trận mưa rào đầu mùa. Giữa mưa to mà chạy ra các cống ao bắt cá rô ngược. Ngạnh cá đâm thủng cả tay, chảy máu nhưng vẫn ham lắm. Cá rô về nấu canh rau ngót, thiên lý thì tốn cơm lắm! Sau đó thì lại đến những ngày nắng to, vào mùa hè rồi thì ngày nào cũng nắng. Giữa trưa nắng như đổ lửa, cả một đám chúng tôi đầu trần đi bắt cua. Tháng sau, nước ở ruộng nóng như đun, cua không chịu đc nước nóng, cua bò lên rúc vào các đám cỏ người ta vơ cỏ lúa mới vứt ra mép ruộng, chỉ việc nhấc đám cỏ là có cua, chỉ việc bỏ vào giỏ. Đi một hồi là có lưng giỏ cua bò lạo xạo. Thằng nào cũng nhễ nhại mồ hôi. Về nhà kiểu gì cũng bị mắng: “Mày đi dãi nắng thế, sắp đen như cua và tóc đỏ như lông bò rồi đấy!”. Mắng thì cứ mắng. Chiều hôm ấy kiểu gì cũng có nồi canh cua nấu rau đay, mùng tơi hay rau muống , húp ngọt lừ. Không phải nước rau muống luộc sấu nữa.
Sau đấy nữa là lại vào mùa  nhãn. Trên nhà thờ, ngoài chùa, nhãn đã mọc chi chit rồi. Ấy vậy mà đã có người tới đặt tiền mua cả cây nhãn rồi. Họ chỉ sợ trẻ con tới vặt trộm hay dơi ăn mất. Ngày trước, bọn tôi còn được ông Ba Vạn cho trèo lên cây nhặt bọ xít. Kể ra cái giống bọ xít cũng độc, chùm nhãn đang mơn mởn, nó “đái” vào là chùm nhãn xám ngoét, rồi mốc trắng và rụng. Con bọ xít dán vào cái lá nhãn bằng miếng kẹo cao su hay nhựa đường làm xe đua với nhau, chơi chán là đem nướng ăn. Rồi chúng tôi chỉ ước là khi nào người ta thu nhãn rồi thì được trèo lên để mót nhãn. Dù các ông lái nhãn có hái trụi thụi lụi thế nào thì kiểu gì khi xét lại cũng rớ được vài quả trên ngọn. Thứ nhãn xót ấy, dù chỉ hai ba quả thôi, chả phải nhãn lồng hay nhãn gì cả, chỉ là nhãn mót thôi mà sao cảm giác ăn vào thấy nó ngọt nhất trần đời. Chắc nó ngọt vì cái “công phu” trèo cả buổi mới có được. Không như lúc hái trộm hay mẹ mua ngoài chợ về cho ăn. Khi vào vụ gặt lúa mùa, lúc gặt còn lưa thưa vài khoảnh ruộng chưa gặt, nước xâm xấp, trong ấy kiểu gì cũng có những con ếch, con chẫu. Éch hay chẫu hay nhái thì đều thích vồ hoa. Vặt cái hoa râm bụt đỏ hay cái hoa mướp vàng, móc vào cái lưỡi câu cá rô, quăng vào ruộng, thấy động hay nặng tay thì kéo ra từ từ. Kiểu gì cũng thấy thằng ếch mắt lồi đang ngậm cái hoa, giựt nhẹ một cái là lưỡi câu móc vào mõm, tham ăn thì có mà chạy đàng trời. Cánh đồng gặt hết rồi thì chỉ trơ lại những đống rạ, rạ này thì chả được tích sự gì, thả vào chuồng lợn cho lợn dẫm thì chỉ tổ nhanh đầy hố phân, mà đun bếp thì nồi cơm, canh chỉ tổ ai khói. Người ta cắt xong thì chất lại thành từng đống. Bọn trẻ con chúng tôi đi chăn bò mà gặp hôm trời rét, đốt lên sưởi. Rồi chịu khó đi đánh động các đống rạ kiểu gì cũng có chuột ẩn trong đống rạ chạy ra. Thế là đống rạ thành ra chỗ hun chuột, thui chuột. Bắt chuột đem thui, có khác gì đám cưới người ta mổ lợn đâu, bu đông còn hơn cả đám trẻ con xúm lại xin cái bóng đái con lợn để đá bóng.
Đấy là chuyện của ngày trước, giờ chỗ ấy lại lạ lung hết chỗ nói. Bây giờ chỉ thấy nhà và xưởng gỗ mà thôi. Nếu nói với các cô, cậu bé khoảng 12, 13 tuổi rằng trước chỗ này là cánh đồng, chắc cô cậu nào cũng há hốc mồm cho mà xem. Nhưng nếu ai có chịu khó để ý đôi chút thì cũng chẳng có gì là ngạc nhiên. Bới vì sau các xưởng gỗ, nhà hàng cũng có chỗ còn xen một khoảnh ruộng nhỏ thả rau muống hay trồng dọc khoai. Ngay như bên Canh Nậu, làm khu công nghiệp to bự chảng mà vẫn có nahf xưởng xen lẫn cánh đồng. có những thửa ruộng sắp đắp nền nhà, người ta xây gạch, cắm cọc tre đánh dấu phân chia đâu sẽ là nhà, đâu còn là ruộng. Ruộng bé con con vẫn cấy, vẫn trồng rau như chẳng có gì xung quanh. Ai làm cứ làm, tôi cấy thì tôi vẫn cấy, chẳng ảnh hưởng nồi cám nhà ai hết.  Làng quê trước giwof vẫn cứ tần tảo thế.

CHỢ LỚN, 9 / 1 / 2015

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Đọc sách



Hôm nay, nhân lúc rảnh rỗi. Ngồi lôi mớ sách ra để sắp xếp lại vì đi nhiều quá không có thời gian sắp xếp. Cũng chợt nhận ra sách đang đọc cũng ở lám thể loại. Nhưng 3 "tay viết" mà tôi yêu thích nhất là: Vương Hồng Sển, Tô Hoài và Nguyễn Hiến Lê. 



Nhưng, nói ra lại sợ xấu hổ với "bàn dân thiên hạ", thể loại tôi yêu thích nhất, có lẽ là những cuốn sách đầu tiên - trừ sách giáo khoa đi học dùng trong nhà trường, là TRUYỆN TRANH. Đến bây giờ, 24 tuổi rồi mà vẫn còn ham đọc truyện tranh. Đi làm vẫn tranh thủ lúc nghỉ giữa giờ bật máy tính lên mạng đọc. Có lẽ ưu điểm nhất của loại truyện này là có thể lên mạng đọc mà không tốn tiền. Đọc mọi nơi mọi lúc, cũng có thể gọi nó là một dạng E-Books, sách điện tử (Electrical Books).
Khi còn là sinh viên hay mới đi làm. Tôi cũng hay đọc thể loại sách "Học làm người" của 3 tên tuổi: Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần và Hoàng Xuân Việt. Nhưng sau này thì tôi "tự" nghĩ ra: Cái này với mình chỉ đọc cho biết, còn là người hay là ma thì cứ sống tới 40 tuổi sẽ biết tuốt." chẳng biết nghĩ vậy là tốt hay bậy nữa?? Và mấy cuốn sách đó tôi đã cho bạn bè gần hết. Còn giữ lại đúng 3 cuốn: Đắc Nhân Tấm, Im lặng cũng là hùng biện, Quảng gánh lo đi và vui sống. 
Bây giờ, khi đã đi làm, đi đây đi đó dọc cái dải đất hình chữ S thì lại thích các thể loại sách: Biên khảo, lịch sử, địa chí hay văn hoá. Đọc rồi hiểu ra tại sao vùng đó lại có cái tên như vậy?? Vì sao ở đó có tục lệ như thế? Giọng nói có đặc trưng cho vùng hay không??? Đủ các thứ câu hỏi hiện ra trong đầu. Đến lúc này thì phải viện tới TỪ ĐIỂN làm phao cứu sinh,
Hoặc những khi căng thẳng đầu óc vì công việc thì tôi lại mang ra những cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh- chuyên viết truyện cho lứa tuổi học trò. Có lẽ trước kia tác giả cũng “phá làng phá xóm” như tôi chăng? Sao mà có nhiều chi tiết tác giả viết trong truyện giống hệt như tôi và đám bạn ngày trước nghịch ngợm, cứ như là tôi đang xem lại chính tuổi thơ của tôi vậy.
Nói đến truyện thì không thể không kể đến “truyện Tàu” được. Những Tây Du ký, Tam Quốc chí, Bao Thanh Thiên truyện, Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng, Liêu Trai chí dị, truyện Thuyết Đường, Tái Sinh Duyên và Hậu Tái sinh duyên. Có lẽ giwof chỉ có truyện Thuyết Đường là tôi vẫn thi thoảng mang ra đọc lại. Còn mấy truyện trên giờ có phim truyền hình rồi. Lên mạng vô Gu-Gồ “sợt” một cái là ra. Coi cả ngày, sinh động hơn đọc truyện. Nói về cái sinh động tôi lại nhớ một chuyện cũ: Ngày trước, khi tôi đi học, chỉ giỏi nghịch ngợm và phá phách. Học bài về tính diện tích hình thang, cái bài chỉ có 4 câu thơ lục bát mà học cả buổi sáng không thuộc. Bị bố tôi cho ăn mấy se điếu vào mông, lươn chạch nổi lên đau thấu xương. Vậy mà ra ngoài ngõ ngồi nói chuyện phim Tây Du ký, Triển Chiêu trong phim Bao Thanh Thiên. Tôi không kể sót chi tiết nào cả. Có chăng là chỉ bỏ sót Tôn Ngộ Không có bao nhieu cái lông trên mặt mà thôi! Đường Tam Tạng gặp bao nhiêu kiếp nạn? Triển Chiêu kết hơp với ông Rùa Thần đánh với đạo sỹ của Thạch Quốc Trụ hay đám người giấy ra sao? Tôi nhớ lắm! Rồi thì bố tôi nghe thấy, lôi vào nhà, lần này thì không đánh mà chỉ nói một câu- có lẽ bây giờ ngồi gõ lạch cạch cái bàn phím mới thấy thương bố mẹ: Giá mà mày học ở lớp nó nhanh và nhớ lâu như phim chưởng thì phúc bảy mươi đời nhà mày!

Rồi thì những cuốn sách của các tác giả “vang bóng một thời” cũng là sách tôi hay đọc. lại có các cuốn sách mà tôi chẳng biết xếp nó vào thể loại nào? Chỉ biết đặt cho cái tên” Hổ lốn, xà bần, hầm bà lằng”, tuy gọi vậy thôi nhưng nó vẫn là sách đáng đọc, đáng để bỏ tiền ra mua. 

Sách về lịch sử, văn hoá


Sách kinh điển của văn học Việt Nam và thế giới.




Từ điển và sách "hầm bà lằng"

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Giỗ tết




Mi ngưi, mỗi nơi trên thế giới đu có mt cái nhìn và thói quen đưc lưu truyn li có l c nghìn đi. Như anh Vit Nam ta ngày trưc ch đ ý mt năm có tháng nhun hay không, tháng này thiếu hay đ, không quan tâm mi năm bao nhiêu ngày. Bây gi, ăn c mng sinh nht là mt cái mi, trưc kia quê tôi ch thy có mng th, thưng th, lên lão và coi trng nn nếp ngày gi. trong Nam thì ngày gi ngưi ta coi trng và ăn ung linh đình lm. Nói đi ăn gi là có gì đó “hoành tráng” hơn đám cưi ngoài Bc. Mt năm theo Tây lch thì có 365 ngày, năm nhun thì có 366 ngày, trong mt năm li có nhng ngày bình thưng, cũng li có nhng ngày khác thưng, ngày khác thưng y là nhng  ngày cũng gi, tết nht. Nhng cái Tết và các ngày gi chp khá nhiu. Bây gi vn thế- nht là thôn xóm, nhà thì có miếng tht ln, cái chân giò, con gà, nhà thanh bch thì đĩa xôi, ni chui. nhà nào không thích bày v thì có th hương, bát nưc cúng đt lên bàn th, ct tm lòng ghi nh, không ai t him, đua đòi, ganh ghét.
Tháng Giêng, Tết c, Tết nht, Tết Nguyên Đán có bn ngày. Nhưng li có câu nói ca ming là “ba ngày Tết”??????????. chc có l là ngày mùng bn h c, “hoá vàng đ các c có tin tàu xe v cõi âm”. Cái này tôi không hiu ni. Mùng by l h cây nêu và đng th. Ct đi cành tre và my chùm khánh bng đt my ngày Tết mưa gió rét mưt vn reo lanh canh ngoài sân. Vác cuc ra đng, cuc quàng cuc xiên cái b vài nhát “đng th”. Nhưng làng tôi thì mùng by là ngày “ăn tết vét”, hôm y ăn tht gà. Ngoài ao cá Bác H có t chc bt vt, thi cơm thi. Vui đáo đ. Tri rét mà các thanh niên vn thi nhau nhy ùm ùm xung ao bơi, ln đ bt my con vt gy giơ xương v tht mà đánh chén vi nhau. Tháng Giêng còn có tiết thanh minh đi to m đem theo th hương , cái cuc, tng đá, mươi hòn gch. Hương đ thp, cuc xi c, đp m và hòn đá hòn gch đt thêm vào nm m mooci năm. Khi y, nhà làm cơm cúng gia tiên, gi là “ăn h”. Quê tôi, có h - trong đó có h Nguyn Huy nhà tôi, làm l to m vào tháng chp trưc Tết. Thưng là t ngày 24 tr đi. Ri, rm tháng giêng cúng ngày rm tháng Giêng, rm Nguyên Tiêu, ngày này nhà nào cũng thi xôi, nu chè bà ct. “L Pht quanh năm không bng ngày rm tháng Giêng”.
Mùng ba tháng ba tết bánh trôi, bánh chay, cúng rt đ ngui. Theo tc bên Tàu mà tôi đc trong sách là ngày gi ông Gii T Thôi. Xưa, có ông Gii T Thôi b triu đình vào n trong rng. vua cho gi, lỳ không ra, vua cho đt rng. Nhưng ông và m chu chết cháy trong rng ch không ra. Nh ông, c ngày 3/3 ÂL vua cm mi nhà dùng la, thc ăn phi lo t hôm trưc. Ngưi bên ta ăn bánh trôi bánh chay chc ch người nào biết cái s tích cm la tn đu tn đâu y.
Đến Tết mùng năm tháng năm gia mùa hè giết sâu b đ cho quanh năm đc kho mnh. Sáng sm, bn tr con chúng tôi- dù nhà theo đo Thiên Chúa không có cũng gì hết, cũng li xung sông tm, bôi vôi vào rn đ tr con quy làm đau bng. ri thì ung nưc da, ăn các hoa qu đang mùa như: đào, mn, vi…cơm rưu nếp. Ri còn đưc nhum móng tay móng chân bng là móng và lá vông na. Hi năm trước tôi có được vào trong Ba Tri, Sui Hai chơi, thy ngưi ta còn ch đúng 12h trưa (gi Ng), đi ra ngt là b rào, ngoài vưn. Lá dui, lá i, lá sung, lá vi…mang v phơi khô đ ung quanh năm. Các th lá lih tinh ly vào bui trưa y các c bo đu là “lá khưc” vì đưc gi lành gi linh, đến ni con thn ln, con cánh cam đu biến đâu mt, tt c con vt đu im lng. tc ng có câu: “Len lét như rn mùng năm” là thế chăng?
Rm tháng by “xá ti vong nhân”, các chùa đu cúng, toàn đ chay c, ở các xóm trong làng tôi, cứ xóm nào có miếu là lại múc cháo vào các lá đa để rải quanh miếu. Các bà vãi đng vòng quanh chèo đò hát k hnh c đêm. Tôi thy bên Canh Nu còn quy bánh đúc là gng. lúc sáng trăng, ăn bánh đúc vi c luc. c vn, c li béo nht vào c tháng by tháng tám này.
Rm tháng tám tết Trung thu, tết ca tr con nhưng c ngưi ln, tr con đu vui tết. Chơi đèn, phá c trông trăng, bi, ăn bánh nưng bánh do. Bây gi có bánh Kinh ĐÔ, Hi Hà, Hu Ngh. Ngày trưc ch yếu là bánh Xuân Đnh, Hu Bng, Su và La Phù.
mạn Sơn Tây, Sen Chiu, Tng Cc ăn tết Trùng Cu- mùng chin tháng chin. Tết này ngưi ta ăn bánh t, ăn măng gác bếp om vi chân giò, đ xôi lc. Tôi đã tng ung rưu ri hôm sau ngh làm ch vì trót ham ăn, ham ung nhà anh Ngh ch Gch. Ri mùng mưi tháng mưi tết cơm mi, mng cơm mi thì nhà nào cũng làm tết. lúc này ăn tht chim b câu, chim ngói đ xôi ăn cùng lá kinh gii. Con gái đi ly chng mua v cho nhà b m đ vài lng tht, sát vài cân go nếp mi v đ “mng cơm mi”, gi là mang v đ m th tài gieo cy ca con gái đi ly chng. li Tết mùng mt hay rm tháng mưi- Tết H Nguyên, cũng vn mng cơm mi, đưc mùa.
Sang tháng chp bt đu mi vic l lt sa son cho tết Nguyên Đán. Hai mươi ba, cúng ông Công ông Táo. Vua bếp lên chu tri tâu vic dương gian ca gia ch quanh năm ăn tt hay xu. lý lch trích ngang ca ba vua bếp thì ngưi ta k va thành kính li va tiếu lâm. Ba hòn đt trong bếp – ba ông đu rau, bo đy là “vua bếp hai ông mt bà”. Ngày này th cá chép ra phóng sinh ngoài sông. Không riêng quê tôi, mà Đà Nng, Sài Gòn, Trung - Nam cũng th cá chép, nhưng va phóng sinh xong là đâu kia có my ông “ngư ph” dùng vt vt li ri mang v hay ra ch bán tiếp. thành t nn mt ri.
L sp n vào ngày 25. Làm vic quan đến hôm y thì xếp du, trin ct vào trap. Mi nhà chng bn chng biết cái tráp ca các “quan làng” cũng thp hương ăn c v vic y.  Sang giêng, có l khai n, li đèn nhang mù mt. chiu 30 tết cúng tiên thưng. t tiên xa tn dưi Sui Vàng , phi làm c khn nhc các c nh v kp ăn tết vi con cháu. TH LÀ CÁC NGÀY TT QUANH NĂM, ĐÃ K HT VÀ TÍNH TOÁN VI LO TOAN ĐÃ XONG.
Cúng gi không phi ch vì mê tín mà trưc hết là nh ngưi đã khut và ý nguyn cu mong s tt lành, cho ch búa, hàng h, công vic ăn nên làm ra, mi ngưi kho mnh bình yên, trong nhà trên thun dưi hoà… Cui tháng hai, nng nht đã bt đu chm gt. cúng vào hè gii hn kỳ yên. Mùa h đưc coi là mùa đc tri nht trong năm. Nng đang oi bc li có mưa rào đ xung. tri li “ra tay” khi sét đánh chết ngưi, chết trâu bò, tr con hay gh l, cm st, tháo d tiêu chy, đ th m đau. Nói đến đã rn. Năm 1945, mùa hè còn tràn lan bnh si, bnh đu, bnh th t, cng vi c đói, ngưi chết vãn c làng. Đc sách lch s thy nói thế. Và s nht là tr con tm sông, tm ao sy chân, con ngưi t dưng hoá ra con ma chết trôi. Chiu mát thì h mâm xôi con gà ra, hương hoa đt gia sân, có nhà tôi còn thy mi c thy cúng.  Ri ti tháng sáu li cúng ra hè, khi đó dưng như ai cũng thy nh mình vì mùa hè d di đã qua, đã có cúng. Quanh năm, ngày rm và mùng mt đu có đèn hương. Đôi khi, sa đĩa xôi, khoanh tht ba ch luc, cút rưu trng. không phi cúng thn pht thế nào, mà là có lòng vi tri đt.
Trong nhà có ngưi đã mt, ngưi già lão bc c k, ông bà hay ngưi còn tr, còn bé cũng đu đưc cúng gi. Cúng gi chia ra nhà chi trưng h và nhà trưng nam. Trưng h, trưng nam gi gi t, các c. nhà th trai cũng như gái hàng năm v nhà trưng góp gi. Th nam thu n theo anh c gi bó m.  anh em chng may bt hoà mi cúng riêng, nhưng đến ngày gi vn đem th hương đến nhà anh c.  ngh nông thì có tết cơm mi mng đưc mùa. Các phưng ngh th công thì gi t ngh: ngh may, ngh dt, ngh mc, ngh làm hương…..các làng ngh, h ngh hp nhà th, nhà ông trùm đóng tin làm gi.
y là chưa k nhng c bàn không hn tính trưc đưc như ma chay và cưi xin. Bây gi nếp sng mi, không có chè chén hôm đưa đám, nhưng hôm cúng năm mươi hay mt trăm ngày, th nào cũng làm vài mâm, thm chí vài chc mâm. Còn cưi xin thì nhiêu khê đ th l lt, nào chm ngõ, xin hi, ngày cưi, li mt…tt nhiên, ma chay, cưi xin hay khao vng, khách kha đến chia bun, chia vui đu mang theo l, tin phúng, tin mng- phía ch nhà hiếm khi phi thit.  cũng là chưa k vic h, vic làng nưc, c đình, c chùa chia sut ly phn hay th lc ti ch. Li nhng công kia vic n, tuỳ thân sơ đến thăm hi, mng cúng hay c mn, chng nhng vi h hàng, li còn hàng xóm “bán anh em xa mua láng ging gn” và tr n ming. Tp tc rưm rà, tn kém, đu bây gi đã tinh gin đi nhiu nhưng vic cưi xin, ma chay trog làng ngoài ph vn làm lan tràn hoang phí. Thôn xóm thì nhà n nhìn nhà kia. phưng ph , ngưi có ca, có chc có quyn thì nhìn ngưi khác tương t mình mà ganh đua.
Nhng h tc mi ln ln đi lt cái h tc cũ. Không biết bao gi gi tết thc s mi là mt phong tc sinh hot đp, nht là trong làng xã. Ngày thưng ăn ung đm bc, đến ba ch có ni cơm vi vài ngn rau dn, rau bí vơ ngoài vưn. Nhưng, cũng đng ly thế làm l. ngưi ta gánh cái thiếu thn đã lâu đi, li cũng có thói quen bóp mm bóp ming ngày dưng, nhưng có th no nê đng bát đng đũa khi khác thưng. có nghĩa là vì nghèo cũng có, vì thói tc lo cái ăn cái ung trong gi tết cũng có. Cũng có th gi là mt cách “ăn tươi”.
Ý nghĩa gi tết tht s lâu đi đy. không k bn xôi tht ngày trưc và nhng đa hm danh, hơm ca như bây gi.

(*) bài này tôi trích ra t bài d thi cuc thi “ Viết cho quê hương tôi” do Th đoàn th xã Sơn Tây t chc năm 2012. Tôi có tham gia bng bài thi có tên “Văn hoá, phong tc cũ mi x Đoài”. Trong bài này đã chỉnh sửa đôi chút.