Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Đọc sách



Hôm nay, nhân lúc rảnh rỗi. Ngồi lôi mớ sách ra để sắp xếp lại vì đi nhiều quá không có thời gian sắp xếp. Cũng chợt nhận ra sách đang đọc cũng ở lám thể loại. Nhưng 3 "tay viết" mà tôi yêu thích nhất là: Vương Hồng Sển, Tô Hoài và Nguyễn Hiến Lê. 



Nhưng, nói ra lại sợ xấu hổ với "bàn dân thiên hạ", thể loại tôi yêu thích nhất, có lẽ là những cuốn sách đầu tiên - trừ sách giáo khoa đi học dùng trong nhà trường, là TRUYỆN TRANH. Đến bây giờ, 24 tuổi rồi mà vẫn còn ham đọc truyện tranh. Đi làm vẫn tranh thủ lúc nghỉ giữa giờ bật máy tính lên mạng đọc. Có lẽ ưu điểm nhất của loại truyện này là có thể lên mạng đọc mà không tốn tiền. Đọc mọi nơi mọi lúc, cũng có thể gọi nó là một dạng E-Books, sách điện tử (Electrical Books).
Khi còn là sinh viên hay mới đi làm. Tôi cũng hay đọc thể loại sách "Học làm người" của 3 tên tuổi: Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần và Hoàng Xuân Việt. Nhưng sau này thì tôi "tự" nghĩ ra: Cái này với mình chỉ đọc cho biết, còn là người hay là ma thì cứ sống tới 40 tuổi sẽ biết tuốt." chẳng biết nghĩ vậy là tốt hay bậy nữa?? Và mấy cuốn sách đó tôi đã cho bạn bè gần hết. Còn giữ lại đúng 3 cuốn: Đắc Nhân Tấm, Im lặng cũng là hùng biện, Quảng gánh lo đi và vui sống. 
Bây giờ, khi đã đi làm, đi đây đi đó dọc cái dải đất hình chữ S thì lại thích các thể loại sách: Biên khảo, lịch sử, địa chí hay văn hoá. Đọc rồi hiểu ra tại sao vùng đó lại có cái tên như vậy?? Vì sao ở đó có tục lệ như thế? Giọng nói có đặc trưng cho vùng hay không??? Đủ các thứ câu hỏi hiện ra trong đầu. Đến lúc này thì phải viện tới TỪ ĐIỂN làm phao cứu sinh,
Hoặc những khi căng thẳng đầu óc vì công việc thì tôi lại mang ra những cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh- chuyên viết truyện cho lứa tuổi học trò. Có lẽ trước kia tác giả cũng “phá làng phá xóm” như tôi chăng? Sao mà có nhiều chi tiết tác giả viết trong truyện giống hệt như tôi và đám bạn ngày trước nghịch ngợm, cứ như là tôi đang xem lại chính tuổi thơ của tôi vậy.
Nói đến truyện thì không thể không kể đến “truyện Tàu” được. Những Tây Du ký, Tam Quốc chí, Bao Thanh Thiên truyện, Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng, Liêu Trai chí dị, truyện Thuyết Đường, Tái Sinh Duyên và Hậu Tái sinh duyên. Có lẽ giwof chỉ có truyện Thuyết Đường là tôi vẫn thi thoảng mang ra đọc lại. Còn mấy truyện trên giờ có phim truyền hình rồi. Lên mạng vô Gu-Gồ “sợt” một cái là ra. Coi cả ngày, sinh động hơn đọc truyện. Nói về cái sinh động tôi lại nhớ một chuyện cũ: Ngày trước, khi tôi đi học, chỉ giỏi nghịch ngợm và phá phách. Học bài về tính diện tích hình thang, cái bài chỉ có 4 câu thơ lục bát mà học cả buổi sáng không thuộc. Bị bố tôi cho ăn mấy se điếu vào mông, lươn chạch nổi lên đau thấu xương. Vậy mà ra ngoài ngõ ngồi nói chuyện phim Tây Du ký, Triển Chiêu trong phim Bao Thanh Thiên. Tôi không kể sót chi tiết nào cả. Có chăng là chỉ bỏ sót Tôn Ngộ Không có bao nhieu cái lông trên mặt mà thôi! Đường Tam Tạng gặp bao nhiêu kiếp nạn? Triển Chiêu kết hơp với ông Rùa Thần đánh với đạo sỹ của Thạch Quốc Trụ hay đám người giấy ra sao? Tôi nhớ lắm! Rồi thì bố tôi nghe thấy, lôi vào nhà, lần này thì không đánh mà chỉ nói một câu- có lẽ bây giờ ngồi gõ lạch cạch cái bàn phím mới thấy thương bố mẹ: Giá mà mày học ở lớp nó nhanh và nhớ lâu như phim chưởng thì phúc bảy mươi đời nhà mày!

Rồi thì những cuốn sách của các tác giả “vang bóng một thời” cũng là sách tôi hay đọc. lại có các cuốn sách mà tôi chẳng biết xếp nó vào thể loại nào? Chỉ biết đặt cho cái tên” Hổ lốn, xà bần, hầm bà lằng”, tuy gọi vậy thôi nhưng nó vẫn là sách đáng đọc, đáng để bỏ tiền ra mua. 

Sách về lịch sử, văn hoá


Sách kinh điển của văn học Việt Nam và thế giới.




Từ điển và sách "hầm bà lằng"

5 nhận xét:

  1. Tuổi đời mới 2 con giáp mà đọc như thế này là ngon lành rồi, tuổi trẻ bây giờ ít chịu đọc sách giấy.
    Đọc sách có một điều rất quan trọng nữa, không phải chỉ "đọc đi", mà là "đọc lại", có những quyển sách thỉnh thoảng lấy ra đọc lại ta lại tìm thấy những cái hay khác.
    Chúc bạn giữ mãi được thói quen đọc sách.

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bác. Có các sách con đọc rồi con vẫn mang ra đọc lại bác ơi. Cũng như một cách "ôn bài". Có một vấn đề lần đọc trước không hiểu. Nhưng lâgn sau đọc lại mình sẽ hiểu bác à. Vì mình để ý sự việc đó. Rồi lần sau đọc lại sẽ hiểu. Hihi
    Chúc bác ngày mới vui, khoẻ.

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn tủ sách của em là Cô thấy mê lắm đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ. Cám ơn cô đã ghé thăm. Vui lắm cô à. Chúc cô năm mới vui vẻ, an khang thọnh vượng.

      Xóa
  4. Chào em,
    Thú tội là chị vào đây vì tò mò í. Hồi đầu xí xớn, chị đọc "Nguyễn Huy Trường" thành "Nguyễn Huy Tưởng", tính kêu "Trời ơi! Người nổi tiếng!" rồi. Hì hì

    Chia sẻ đầu tiên là cảm giác nó thích thì thôi luôn khi ngó trên mấy bức ảnh có khá nhiều đầu sách quen thuộc mà tới giờ chị vẫn còn nâng niu.

    Chia sẽ thứ hai là cách em viết tự sự về sách của bản thân rất tự nhiên. Chị cười thích thú ở chỗ: "là ma thì cứ sống tới 40 tuổi sẽ biết tuốt", "Có lẽ trước kia tác giả cũng “phá làng phá xóm” như tôi chăng?", rồi "Bị bố tôi cho ăn mấy se điếu vào mông, lươn chạch nổi lên đau thấu xương" và "Có chăng là chỉ bỏ sót Tôn Ngộ Không có bao nhiêu cái lông trên mặt mà thôi!".

    Chia sẽ thứ ba là đã yêu thì hãy yêu cho tới cùng. Chăm sóc những quyển sách từng nuôi lớn tâm hồn ta, đừng để nó lạnh lẽo cô đơn như vị cung tầng cả đời chỉ được gặp đức vua một lần rồi héo mòn trong lãnh cung. Nhé! :)

    Chúc em luôn cảm nhận sự bình lặng, tinh tế sau từng trang sách, sau những chặng đường mệt nhoài vì cơm áo... :)

    Trả lờiXóa