Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Nhớ.

Trời lại mưa. Cái mưa của cuối mùa mưa SaiGon sao mà nó buồn thế? Cũng là mưa như nhau cả, sao mưa ngoài Bắc nó có j đó đáng mong đợi, còn mưa SaiGon thì nó làm cho "mấy thằng xa quê" lại thêm nhớ quê. Nhớ về những tháng ngày xưa cũ của tuổi thơ. Nghịch ngợm, phá phách là những từ để nói về tuổi thơ.
Ở quê tôi, giờ mà có ai hỏi:" Quê mày, mày nhớ nhất cái gì? Ở đâu?". Chắc ko cần suy nghĩ, tôi sẽ trả lời ngay lúc 6,7 tuổi với cái sân Nhà Thờ. Buổi đi học thì ko tính tới làm gì, buổi nào ở nhà, sau khi ăn cơm trưa xong là ù té, ba chân bốn cẳng chạy một mạch lên nhà thờ. Chả thèm ngủ trưa, dẫu biết rằng để đổi một buổi đi chơi như thế tối về thì phải chịu ko biết mấy nhát chổi lông gà, cành ổi. Chả sao cả. Đi chơi cho sướng cái đã, rồi hẵng tính. Bị đánh riết chai đòn rồi. Trẻ con mà, cái j càng cấm càng khoái.
Lên sân nhà thờ là cả một thế giới khác. Trong nhà thờ các bà đang đọc kinh buổi trưa. Trước hết là ra gốc phượng ngồi cái đã. Ra đó đã có khối thằng đang chơi rồi. Những thằng Ánh, thằng Bể, thằng Cóc, thằng Kình, thằng Cục, thằng Chích...đã hội tụ đong đủ rồi. Trời nắng nên núp dưới tán cây phượng mát rượi. Mùa hè nên hoa phượng nở rụng đỏ cả một khoảng sân. Chúng tôi nhặt những bông Phượng chưa nở, xé ra lấy cái nhụychơi trò chọi gà. Chán thì đi ngắt cỏ gà chơi tiếp, bắt dế, tuốt lá phượng tung lên làm tuyết, bôi cánh phượng lên má, đỏ hồng y như mấy bà diễn viên tuồng.
Đó chỉ là bước khởi động thôi. Chán mấy cái trò "hiền lành" là chúng tôi đi nhặt vỏ quả phượng làm súng, làm kiếm, nhặt quả bàng khô làm lựu đạn để chơi trận giả. Riêng tôi ăn gian thì nhặt toàn đá cuội, ai biết đấy là đâu. Một đám alôxô thì đố thằng nào biết. Đánh trận giả là có cãi cọ, khỏi phải nói, lôi nhau ra chửi là thành đánh trận thật. Lôi nhau ra bãi cỏ vật nhau như mấy con chó con. Tóc tai rũ rượi, xong lại chơi với nhau được. Đúng là trẻ con, dễ quên thật.
Khi ở gốc phượng chơi các trò xong là trời dịu nắng, tất cả lại di chuyển lên gốc si ở cuối nhà thờ. Leo trèo, dánh đu rễ si, hái quả chín ăn. Làm trò y như Tôn Ngộ Không. Riêng tôi và anh em thằng Kình đánh lẻ, xuống vườn phía sau hái trộm vải ăn. Ông nó làm ông quản nhà thờ nên nó hiểu giờ giấc xủa ông nó, lối ra vào. Tha hồ chén đẫy vải, ổi, nhót. Bọn ở ngoài ko biết gì cả, vẫn cứ leo cay, vẫn cứ ném lá sấu mà nhai, chấm muối. Có lẽ vụ việc mà 3 thằng chúng tôi làm mà tới bây giờ thi thoảng ngồi nói chuyện với nhau vẫn được đem ra "xào" lại. Cây mít ở góc vườn sát nhà ông Hiếu hay ông Thảo bây giờ thì k rõ nữa. Có quả chín, cũng cỡ 5 hay 6 cân chứ chẳng chơi. Ba thằng liền bàn cách ăn trộm. Hái xuống thì lộ, liền bàn nhau lấy dao khoét 1 lỗ chỉ vừa bàn tay. Vậy là 3 thằng thay phjên nhau thò tay vào lỗ đó, moi ra từng múi mít mà đánh chén. Cái mùi vị mít dai nó chín cây sao mà ngọt, mà bùi thế? Chỉ mấy ngày mà 3 thằng đã xử lý xong quả mít. Mỗi lần ăn xong là đậy miếng vỏ lại như cũ. Sau đó thì số phận quả mít đó ra sao, khuôn mặ khốn khổ của người đã "hái nhầm" quả mít đó thì chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi đã có những nụ cười khoái trá. Có lẽ đám trẻ con thời nay ko còn nghịch như chúng tôi thời trứpwc nữa.
Kể về mấy vụ đó nhưng thật là "có tội" nếu không kể về cái ao trước cửa nhà thờ. Buổi chiều mùa hè thì ôi thôi. Nhìn xuống ao chỉ thấy đầu là đầu. Trẻ con từ khắp các xóm đổ về để bơi, để tắm. Tiếng cười nói vui vẻ, tiếng cãi nhau chí choé, tiếng chửi nhau, tiếng khóc của những thằng bị mấy thằng biết bơi lôi ra giữa ao hù dọa. Xóm tôi thì thằng nào cũng biết bơi. Nhưng bơi, lặn giỏi nhất phải kể đến anh em nhà Thông Bu, Thuận Ác. Mỗi lần chơi trò đuổi bắt dưới nước là anh em nhà nó đều làm bá chủ. Bơi lặn nhanh kinh khủng, muốn bắt thằng nào thì dễ ợt. Rồi còn trò chơi ném bùn nữa. Chia nhóm rồi lặn xuống móc bùn ném nhau. Vụ đáo để. Bùn vào mắt, vào tai ko biết bao nhiêu lần mà vẫn không chừa. Vẫn cứ ham, ném nhau thật lực. Rồi khi về nhà còn bị ăn roi vì tội dám trốn ngủ trưa, lại còn đi tắm ao. Chạch, lươn ở mông nhiều không biết đâu mà kể. Nhưng kệ, vui đã, đánh sau cuzbg được, đằng nào cũng chả bị đánh, bị ôm cột, bị nằm dài ra nền nhà.
Thỉnh thoảng thằng Đô hay thằng Thuận đi chăn trâu, chăn bò về, thả luôn cả bò xuống ao. Cả lũ khoái chí nhảy lên cưỡi lưng bò. Lạ thật, ngày đó hình như chúng tôi không có khái niệm BẨN tồn tại thì phải. Cứ vô tư chơi đùa.
Giờ cứ mỗi lần đi bơi các bể bơi ở SaiGon, nhìn các cậu bé, cô bé răng sún, mắt đeo cặp kính dầy cộm, cũng mải mê chơi đùa, vung té nước vào nhau. Tôi lại thấy vui, thấy nhớ về tuổi thơ. Ít nhiều cũng có hình ảnh của mình mười mấy, hai mươi năm về trước. Nhưng cũng thấy rằng các cô bé, cậu bé này không thể nghịch bằng chúng tôi ngày trước được. Tôi dám cá điều đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét